Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc (P3)
Thông tin mô tả
Khi nhắc đến văn hóa ẩm thực xứ Hàn qua màn ảnh nhỏ, người ta thường nhắc đến kim chi và rượu soju Hàn Quốc. Bạn có thể thưởng thức những món nướng độc đáo xứ Hàn kèm rượu sochu truyền thống sẽ mang lại cho bạn một bữa tiệc hấp dẫn cùng hương vị độc đáo của rượu sochu truyền thống.Tteok (Bánh gạo)
Tteok là bánh gạo Hàn Quốc, được làm bằng bột gạo trộn với đậu hay đỗ rồi hấp hay làm chín. Mặc dù cơm vẫn là lương thực chính, nhưng người Hàn Quốc cũng sử dụng tteok trong các bữa ăn. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong những dịp đặc biệt của gia đình hoặc các sự kiện như tiệc sinh nhật, tiệc cưới và ngày lễ truyền thống.
1) Bánh gạo Injeolmi - Là một loại bánh Hàn Quốc được làm bằng cách giã nhuyễn cơm nếp trong cối sau đó phủ bột đậu nành. Bánh gạo injeolmi mềm mà dai và có nhiều dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa nên rất được ưa thích.
2) Janggukjuk (Cháo tương) - Món cháo được làm bằng cách ninh nhừ gạo kèm thịt bò và nấm đông cô, sau đó nêm gia vị tương ganjang. Món cháo này có nhiều đạm nên rất tốt cho người già hoặcngười bệnh.
3) Kongguksu (Mì sữa đậu nành) - Món mì được chế biến bằng cách ngâm cho đậu nành nở ra, luộc để xát vỏ và sau đó xay nhuyễn để làm nước, trộn ăn cùng mì. Trong đậu nành có nhiều chất đạm nên đậu nành còn được người Hàn Quốc gọi là “thịt bò mọc lên từ ruộng”
Bột gạo là nguyên liệu chính để làm tteok, nhưng ngoài ra còn có thể trộn các loại ngũ cốc, hoa quả, quả hạch và cây gia vị khác như ngải cứu, đậu đỏ, táo ta, đậu nành và hạt dẻ. Từ xa xưa, người Hàn Quốc trong quá khứ đã gán cho tteok rất nhiều ý nghĩa biểu trưng.Ví dụ như baekseolgii (bánh gạo trắng) ăn vào ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ sơ sinh để cầu trường thọ, patsirutteok (bánh đậu đỏ hấp) ăn khi khởi đầu một công việc kinh doanh vì màu đỏ của bánh sẽ đầy lùi những điều xui xẻo. Vào năm mới, người Hàn Quốc sẽ thái lát thanh bánh gạo trắng để nấu canh tteokguk. Vào Tết Trung thu Chuseok (Ngày 15 tháng 8 âm lịch) sẽ có bánh songpyeon, bánh gạo hình bán nguyệt với vỏ bánh từ bột gạo bọchỗn hợpmật ong, hạt dẻ, đậu nành, hoặc vừng. Phường Nagwon-dong ở Seoul là nơi rất nổi tiếng vì có nhiều cửa hàng tteok.
Juk (Cháo)
Juk, món cháo ninh nhuyễn các loại ngũ cốc giống như nấu bột, là món ăn bổ dưỡng cho trẻ em hay người già là những người vốn dĩ tiêu hóa kém. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có nhiều cửa hàng bán cháo đã chế biến ra nhiều loại cháo khác nhau, dựa trên các nguyên liệu đa dạng, phong phú như ngũ cốc và các loại rau củ quả. Bên cạnh đó, những cơ sở chế biến các loại cháo ăn liền với nhiều chủng loại khác nhau cũng ngày một nhiều thêm.
Bún/mì và mì lạnh
Ẩm thực liên quan đến bún, mì ở Hàn Quốc rất phát triển. Một loại trong số đó là jangchiguksu (nghĩa đen là “mì tiệc”), mang nghĩa là món mì sợi đun trong nước dùng nóng hổi mang thiết đãi khách trong những bữa tiệc quan trọng. Vì thế, người Hàn Quốc còn hay sử dụng những quán ngữ liên quan đến mì như: “Bao giờ cho tôi ăn mì đây?” để thay cho câu hỏi: “Bao giờ bạn kết hôn?”. Mì cũng là món ăn quen thuộc trong các bữa tiệc sinh nhật để tượng trưng cho mong muốn hướng đến cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ. Món naengmyeon (mì kiều mạch lạnh) cũng là một trong những món ăn lâu đời ở Hàn Quốc, được chế biến bằng cách trộn mì kiều mạch với nước hầm thịt ướp đá. Tùy từng vùng mà có nhiều loại mì lạnh khác nhau, tiêu biểu là mì trộn gia vị cay (Hamheung naengmyeon) và mì trộn nước dùng có đá (Pyeongyang naengmyeon).
Hanjeongsik (Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc)
Hanjeongsik là bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc, một bữa cơm quen thuộc điển hình với cơm, canh và khoảng 3 đến 5 món phụ, thường là rau. Cùng với sự phát triển của đời sống mà số lượng và chủng loại các món ăn phụ ngày càng nhiều lên. Do đó một bữa ăn truyền thống có thể có tới hơn chục món phụ. Bên cạnh đó, lại có những bàn ăn chỉ bày ba món cơ bản là cơm, canh và kimchi. Các thành phố ở khu vực Đông Nam của Hàn Quốc như Jeonju, Gwangju rất nổi tiếng với những bữa ăn truyền thống vừa nhiều về lượng lại vừa phong phú về nguyên liệu.
Hanjeongsik (Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc) - của Hàn Quốc) Một bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc điển hình gồm cơm, canh và một loạt các món phụ được chia theo số lượng đĩa/ bát như 3, 5, 7, 9 và 12. Sau khi dùng bữa chính, người Hàn Quốc cũng có thói quen ăn hoa quả hay các món ăn tráng miệng.
Ẩm thực chay Hàn Quốc
Ẩm thực chay là các món ăn được nấu tại nhà chùa. Vì các nhà sư không ăn thịt nên trong chùa đã phát triển rất nhiều công thức chế biến để bổ sung chất đạm từ rau quả hay đậu nành. Ngày nay có nhiều người ăn chay hoặc chữa bệnh bằng ẩm thực ăn món chay như một liệu pháp vì sức khỏe.
Makgeolli - Loại rượu truyền thống phổ biến trên toàn Hàn Quốc được làm bằng cách hấp gạo, lúa mạch hoặc lúa mì rồi trộn với mạch nha, nước và sau đó để lên men.
Rượu
Một lượng lớn phong phú các loại đồ uống có cồn đã được phát triển ở các vùng khác nhau của Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong các ngày nghỉ, lễ hội, lễ tưởng niệm và các dịp kỷ niệm khác. Hiện nay có khoảng 300 loại đồ uống truyền thống tại Hàn Quốc, như rượu Munbaeju (rượu lê mọc tự nhiên) và rượu Songjeolju (rượu nút thông) ở Seoul; rượu Sanseong Soju (rượu chưng) ở Gwangju thuộc tỉnh Gyeonggi-do; rượu Hongju (rượu đỏ) và Leegangju (rượu chưng ) ở đảo Jeolla-do; rượu Sogokju(rượu gạo) ở Hansan thuộc tỉnh Chungcheong-do;rượu Insamju (rượu sâm) ở Geumsan; Gyodong Beopju (rượu gạo) và Andong Soju (rượu chưng cất) ở Gyeongju thuộc tỉnh Gyeongsangbuk-do; và Okseonju (rượu chưng cất) ở Hongcheon thuộc tỉnh Gangwon-do.
Một trong những đồ uống có cồn truyền thống phổ biến nhất của Hàn Quốc ngày nay là makgeolli (rượu gạo), còn được biết đến với những cái tên khác như nongju (rượu của người nông dân), takju (rượu đục) và dongdongju (rượu nổi lên hạt gạo). Rượu này được chế biến bằng cách hấp gạo, lúa mạch hoặc lúa mì, trộn cùng với mạch nha và để lên men. Đây là loại rượu tương đối nhẹ vì chỉ có hàm lượng cồn khoảng 6-7%. Với mong muốn đưa loại rượu lên men makgeolli này trở thành một thứ đồ uống yêu thích trên thế giới, các nhà sản xuất đã rất chú trọng đến mùi vị đặc trưng của rượu, đồng thời nhiều trường nghề và đội ngũ nếm, thử rượu chuyên nghiệp cũng đã xuất hiện. Một loại đồ uống có cồn phổ biến rộng rãi khác của Hàn Quốc là soju được làm bằng cách trộn nước và hương liệu vào rượu chiết xuất từ khoai lang và ngũ cốc. Tuy rượu này có hàm lượng cồn đa dạng và nặng hơn rượu makgeolli, nhưng giá cả lại rẻ hơn một nửa nên soju được tầng lớp bình dân Hàn Quốc cũng như nhiều người nước ngoài ưa chuộng
Nguồn: Đại sứ quán Hàn Quốc
EZcooking dạy nấu ăn những món ăn Hàn Quốc tại Hà Nội, Tham khảo nội dung: TẠI ĐÂY
Thư viện liên quan
-
Ý nghĩa của việc bày mâm cơm trong bữa ăn người Việt
Bữa cơm gia đình là một trong những nét văn hóa của người Việt, ngoài việc cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, tại đó cũng chính là thể hiện tình yêu thương, gắn kết và sẻ chia. Và cũng chính trong bữa ăn, những bài học về về biết tôn trọng người...
-
BÚN GẠO XÀO CHAY
EZcooking xin giới thiệu tới bạn món ăn chay phù hợp cho bữa chay của bạn
-
SUSHI CHAY
EZ sẽ giới thiệu tới bạn món sushi chay, món ăn sẽ làm cho bạn cảm giác thích thú và tận hưởng hương vị đặc sắc nhất của nguyên liệu.
- Thực hành 100% ngay tại lớp
- Học ngay sau khi đóng học phí
- Giờ học linh động theo ca