Công việc của bếp trưởng là gì?

Bếp trưởng là người điều hành công việc trong gian bếp, tay nghề nấu ăn giỏi được nhiều người ngưỡng mộ. Làm bếp trưởng sẽ phải đảm đương điều hành cả một gian bếp phục vụ cả trăm thượng khách. Vậy họ làm những việc gì để chèo lái căn bếp? Cùng tìm hiều công việc của bếp trưởng thông qua bài viết dưới đây nhé

Những công việc của bếp trưởng tại nhà hàng

Bạn biết đấy bếp trưởng phải điều hành cả căn bếp của nhà hàng. Không thể việc gì cũng qua tay họ, vậy làm cách nào mà họ điều hành được căn bếp. Đó chính là bản lĩnh của những bếp trưởng chuyên nghiệp.

Cùng tìm hiểu công việc của bếp trưởng nào !

Lên thực đơn món ăn cho nhà hàng

Công việc của bếp trưởng điều hành căn bếp hiệu quả

Công việc của bếp trưởng điều hành căn bếp hiệu quả

Việc lên thực đơn tại nhà hàng là điều mà các bếp trưởng cần làm đầu tiên. Thực đơn sẽ phục vụ khách hàng ngày hôm nay có những món gì và không có những món gì. Không chỉ vậy các bếp trưởng sẽ nắm bắt hết các món ăn phục vụ trong ngày. Phối hợp hài hòa để cho khách hàng có được một thực đơn phong phú nhất. Đây là công việc đầu tiên của bếp trưởng cần thực hiện.

Quản lý thực phẩm của gian bếp

Lên thực đơn món ăn và quản lý thực phẩm gian bếp là hai điều cần làm

Lên thực đơn món ăn và quản lý thực phẩm gian bếp là hai điều cần làm 

Thực phẩm sẽ quyết định thực đơn của nhà hàng bữa hôm đó. Nắm bắt toàn bộ thực phẩm của gian bếp sẽ là việc thứ hai các bếp trưởng thực hiện. Công việc này thường sẽ được thực hiện từ rất sớm. Thông thường các nhà hàng sẽ có nhà cung cấp thực phẩm riêng và lên kế hoạch theo tuần tháng về số lượng và chi tiết những đồ dùng. Bếp trưởng sẽ quản lý chất lượng hàng về có đảm bảo chất lượng và số lượng. Có thể phân công những người phụ trách nhận hàng kiểm hàng và báo cáo lại với bếp trưởng.

Quản lý nhân lực gian bếp

Bếp trưởng cần quản lý nhân lực gian bếp hiệu quả

Bếp trưởng cần quản lý nhân lực gian bếp hiệu quả

Bếp trưởng phải nắm bắt được năng lực của từng nhân viên bếp từ đó sắp xếp hợp lý công việc với từng người trong gian bếp. Việc phân chia công việc phù hợp với năng lực sẽ giúp gian bếp vận hành hiệu quả nhất. Mỗi khi một nhân viên bếp có việc đột xuất thì điều hành nhân lực phù hợp là điều mà các bếp trưởng cần nhanh chóng thực hiện. 

Giải quyết trục trặc trong bếp

Bếp trưởng cần giải quyết hết tất cả những khó khăn gian bếp

Bếp trưởng cần giải quyết hết tất cả những khó khăn gian bếp

Tất cả những rắc rối phát sinh khu vực bếp sẽ được bếp trưởng giải quyết. Những điều này thông thường sẽ phát sinh không thể lường trước được. Đây là lúc bản lĩnh của bếp trưởng được thể hiện. Đối mặt với khó khăn, áp lực giải quyết vấn đề cho gian bếp vận hành hiệu quả. Đây là những công việc mà bếp trưởng thực hiện một cách thường xuyên.

Xem thêm : Học nghề bếp trưởng có khó không?

Nấu ăn

Nấu ăn là công việc cuối cùng của bếp trưởng

Nấu ăn là công việc cuối cùng của bếp trưởng

Đây chính là công việc cuối cùng của bếp trưởng. Bạn đừng nghĩ bếp trưởng là những người quản lý chỉ điều hành, kiểm tra món ăn, giải quyết khó khăn. Công việc chính của họ vẫn là nấu ăn, phô diễn tài năng, chiều lòng thượng khách. Tay nghề của những bếp trưởng đều suất sắc họ luôn cho ra những món ăn hảo hạng. Tại rất nhiều nhà hàng nổi tiếng nhiều khách hàng chỉ đến để thưởng thức những món ăn từ một đầu bếp. Bởi sao lại vậy? Chính là sự hấp dẫn và ngon miệng mà món ăn đó mang lại. Không ai có thể làm được như vậy. Và bạn biết đấy chắc chắn những đầu bếp này sẽ được bonus thêm khi họ ra về rồi.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về nghề đầu bếp. Rất mong có được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giúp chúng tôi phát triển mình hơn. Hi vọng bài viết đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Cảm ơn bạn đọc đã chú ý theo dõi bài viết ! 

----------------------------------------------------------
 Trụ sở: tầng 5 - 142 Lê Duẩn, Hà Nội
 Hotline: 091.556.5858 - 094.868.5732
 Website: http://daynauan.vn/