10 câu hỏi phỏng vấn nghề đầu Bếp thường gặp (P2)
Rút kinh nghiệm từ buổi phỏng vấn xin việc nghề đầu bếp ngày 16/10/2015 cho đối tác nhà hàng Nhật YM Tribe, trung tâm dạy nấu ăn EZcooking giới thiệu thêm một số câu hỏi thường gặp trong quá trình phỏng vấn xin việc nghề bếp.
Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn nghề đầu Bếp thường gặp (P1)
Đại diện YM Tribe phỏng vấn học viên lớp nghề chuyên nghiệp
Câu hỏi 6: Bạn làm việc độc lập hay làm việc nhóm hiệu quả hơn?
Gần như tất cả các bạn học viên không biết trả lời câu hỏi này như thế nào bởi nghề đầu bếp vừa đòi hỏi khả năng làm việc nhóm khi phối hợp với các đồng nghiệp trong bếp nhưng cũng vừa đòi hỏi khả năng làm việc độc lập, hiệu quả khi đứng bếp.
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể trả lời rằng mình là việc nhóm tốt hoặc khá tốt bởi khi làm việc nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi làm một mình và lấy một dẫn chứng cụ thể tại một cửa hàng/quán ăn nào đó bạn đã từng làm. Tuy nhiên, cũng nên cho nhà tuyển dụng thấy khả năng xử lý tình huống độc lập khi làm việc một mình và đảm bảo công việc không trì trệ vì thiếu nhân lực. Thực tế lại thị trường lao động nghề bếp, chỉ có tại những khách sạn hoặc nhà hàng lớn mới có sự chuyên nghiệp hóa và nguồn nhân lực bếp đông đảo, nhưng phần đa các nhà hàng/cửa hàng người đầu bếp phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò, do đó khả năng làm việc độc lập và xử lý tình huống nhanh được chú trọng nhiều hơn.
Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?
Có một điều gần như chắc chắn rằng trong căn bếp thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, đo đó nếu trong cuộc phỏng vấn nghề bếp bạn nên “nói giảm” “nói tránh” bằng cách bạn xử lý với những mâu thuẫn trong bếp như thế nào bằng cách trao đổi trực tiếp khi có vấn đề, nói chuyện riêng để những người làm bếp hiểu rõ công việc và năng lực của nhau, từ đó phối hợp công việc để mọi việc đều trôi chảy hơn.
Câu hỏi 8: Bạn muốn mình là ai trong vòng 3 – 5 năm tới?
Nếu đã lập kế hoạch nghề đầu bếp, bạn cứ vững tin và chia sẻ nó với nhà tuyển dụng, bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu nghề bếp thật to lớn như muốn trở thành tổng bếp trưởng của khách sạn 5 sao hay bếp trưởng của một nhà hàng Nhật Bản… Dù mơ ước như thế nào đi chăng nữa, hãy nói với nhà tuyển dụng về cách làm thực hiện chúng “Để làm được điều đó, hiện nay tôi đang theo khóa học nghề đầu bếp chuyên nghiệp tại trung tâm dạy nấu ăn EZcooking – một trong những trung tâm dạy nấu ăn, đào tạo nấu ăn uy tín – chuyên nghiệp tốt nhất Hà Nội với 15 bếp trưởng nổi tiếng giảng dạy và 3000 học viên tốt nghiệp mỗi năm đều giữ các vị trí quan trọng làm việc tại những nhà hàng/khách sạn lớn hoặc đang tự kinh doanh cửa hàng ăn uống với những kỹ năng học được trong khóa học. Để có thể trở thành bếp trưởng tại các khách sạn lớn, sau khi kết thúc khóa đầu bếp chuyên nghiệp cơ bản, tôi vừa làm việc để nâng cao tay nghề vừa tham gia khóa học đào tạo bếp trưởng để nắm vững kỹ năng quản lý…”
Câu hỏi 9: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với ngành bếp. Học viên khóa đầu bếp chuyên nghiệp tại trung tâm dạy nấu ăn EZcooking thường ứng tuyển vị trí phụ bếp với mức lương từ 3 – 5 triệu, và bạn nên đề nghị mức lương khoảng để nhà tuyển dụng cân nhắc.
Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
Đây là câu hỏi cuối cùng của buổi phỏng vấn nghề bếp, hãy tận dụng! Nhà tuyển dụng thực sự rất muốn nghe những câu hỏi về công việc phụ bếp hoặc đầu bếp bạn đang ứng tuyển, hãy hỏi mọi thứ bạn quan tâm về điều kiện làm việc, phúc lợi hoặc cơ hội thăng tiến… và bày tỏ mong muốn làm việc tại nơi bạn đang ứng tuyển.
Phỏng vấn xin việc nghề đầu bếp vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học nhưng đòi hỏi cả sự khéo léo và chân thành.
Các bạn học viên muốn tư vấn về con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp liên hệ ngay với hotline: 0948.685.732 – 0915.565.858 hoặc liên hệ vieclam@ezcooking.vn để hợp tác tuyển dụng nghề đầu bếp.