Tìm hiểu về muối nở baking soda và bột nổi baking power

Học làm bánh ngọt hay học làm bánh mì.. thường xuyên sử dụng đến các loại bột gây nở, trong đó phổ biến nhất là baking powder và baking soda giúp các loại bánh nở ra theo các cách khác nhau.

 

Nếu bắt đầu học làm bánh ngọt chắc chắn bạn sẽ không thể không tìm hiểu 2 loại bột này:
 
Hình ảnh
 
Có rất nhiều các phân chia các loại bột gây nở, tuy nhiên dựa vào tình hình thực tế giảng dạy các lớp học làm bánh ngọt và lớp học làm bánh mì tại EZcooking, bột gây nở thường được sử dụng là baking power và baking soda.
 
Muối nở (baking soda) và bột nổi (baking power) được sử dụng hầu hết trong các loại bánh. Nhiều học viên đến lớp học làm bánh thường không phân biệt được hai loại bột này.
 
Tìm hiểu về hai loại chất gây nở phổ biến trong lớp học làm bánh:
 
Muối nở (baking soda):
 
Muối nở được gọi với các tên khác như muối dạ dày, thuốc muối, thuốc tiêu mặn.. và được bán phổ biến ở các hiệu thuốc hoặc ở bất kỳ cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh nào.
 
 
Thành phần chính của muối nở baking soda là Natri Bicarbonate (NAHCO3) ở dạng tinh thể trắng mịn.
 
Trong phản ứng hoá học làm bánh, baking soda kết hợp với các nguyên liệu có tính axit (vị chua như sữa chua, chocolate, bơ sữa, mật ong…) và sẽ sinh ra khí CO2 và thoát hơi ra.
 
Sau khi để muối nở tiếp xúc với nguyên liệu có tính axit cần đem đi nướng ngay lập tức bởi nếu các bọt khí CO2 thoát ra sẽ làm bánh nở kém hoặc không nở hết được, vì vậy hãy đảm bảo rằng lò nướng đã luôn sẵn sàng khi bạn trộn bột.
 
Muối nở được dùng để tạo độ xốp hoặc làm nhừ nên thường được dùng trong các loại bánh như bông lan, gato…
 
 
Bột nổi (Baking powder)
 
Thành phần chủ yếu của bột nổi Baking Powder có chứa baking soda, và thêm một số chất có tính axit khác và chất làm khô (thường là tinh bột), có tác dụng khiến bánh xốp và nở ra. 
 
Do chứa nhiều gốc axit nên bột nổi được dùng linh hoạt hơn, và có thể thay thế cho baking soda khi cần thiết (Nếu trong công thức bánh không chứa các nguyên liệu có tính axit thì thường dùng baking power để tạo xốp vì theo nguyên lý nếu không có axit thì baking soda không hoạt động được).
 
Lưu ý khi sử dụng muối nở Baking soda và bột nổi Baking powder:
 
 
+ Sử dụng đúng liều lượng bột nổi hoặc muối nở
 
Bột nở tạo xốp nhanh, nếu bạn cho quá nhiều bột nở sẽ tạo ra rất nhiều bọt khí và làm cho kết cấu bánh bị vỡ, nguyên nhân làm bạt bánh gato không thành công thường là do cho quá nhiều bột nở khiến bánh nở nhanh đột ngột, khi nguội sẽ hút không khí và xẹp xuống.
 
Trường hợp nếu sử dụng quá nhiều baking soda, sẽ làm cho bánh bị mặn.
 
+ Rây bột khi sử dụng:
 
Bạn để ý, trong các lớp học làm bánh thông thường giáo viên luôn sử dụng rây bột như một công cụ đắc lực để chiếc bánh trở nên hoàn hảo hơn. Nếu không trộn đều bột nở thì bột sẽ chỉ tập trung vào một chỗ, khi phản ứng sẽ tạo bọt khí không đồng đều dẫn đến chiếc bánh không được đẹp mắt bởi lỗ to, lỗ nhỏ và có thể có vị mặn nhạt khác nhau.
 
+ Nguyên tắc nhiệt:
 
Muối nở baking soda tạo phản ứng nhanh, cần đem đi nướng ngay trong khi bột nổi baking power với công nghệ hiện đại ngày nay cần nhiệt để tạo khí, kích thích bánh nở nên có thể ủ bột trước mới đem đi nướng. Chính vì lý do này mà bột nổi baking power được các tiệm bánh sử dụng nhiều hơn.
 
+ Cách thử muối nở hoặc bột nổi có sử dụng được không
 
Thông thường, bột nổi và muối nở được bảo quản ở hộp kín, khô ráo, thoáng mát. Dựa vào nguyên tắc hoạt động có thể sử dụng cách đơn giản sau để thử xem bột có còn dùng được không:
 
Thử Baking powder: Pha baking powder với nước nóng, nếu bột còn tốt thì sẽ tạo ra khí CO2 ngay lập tức
 
Thử baking soda: Pha baking soda với dấm hoặc chanh (có tính axit), nếu muối nở còn tốt sẽ tạo khí CO2 ngay lập tức
 
Có thể thay thế muối nở và bột nổi được không?
 
Câu trả lời là có thể thay baking soda bằng baking power nhưng ngược lại thì không được.
Trong thành phần của baking power có chứa bakig soda, có thể tự làm baking power từ baking soda nếu có thêm cream of tartar (tỉ lệ 2 cream: 1 baking soda), tuy nhiên giá thành của baking power không đắt, không cần thiết phải tự tạo bột mà nên dùng sẵn sẽ tốt hơn.
 
Nói thêm về Cream of tartar
 
Cream of tartar là tên gọi phổ biến của potassium hydrogen tartrate, một dạng muối acid dùng để nấu nướng, không mùi, vị chua.
 
Cream of tartar dùng để làm cứng lòng trắng trứng và làm trứng đánh bông to hơn. Ngoài ra, nó còn được dùng trong các món tráng miệng ngọt vì khiến lớp kem mịn hơn; hoặc cho vào rau luộc để rau có màu tươi đẹp.
 
EZcooking hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn có thể tự học làm bánh tốt hơn khi hiểu rõ từng loại nguyên liệu mà mình sử dụng.