Tết trọn yêu thương với các món ngon gia đình

Thời tiết vào đông, cận kề những ngày cuối năm càng làm cho con người ta muốn tìm về cảm giác “Tết trọn yêu thương” với những món ăn cổ truyền nhiều giá trị. Hôm nay, mời các bạn vào bếp gia đình nhà EZcooking để học nấu ăn các món tráng miệng ngon, dễ làm cho ngày Tết đong đầy nhé!!!

>>> Lớp học nấu các món chè

>>> Khóa học nấu ăn gia đình thực hành

>>> Khóa học nấu ăn gia đình cho người bận rộn

1, Xôi ba tầng

tet-tron-yeu-thuong-voi-cac-mon-ngon-gia-dinh

Nguyên liệu

-          Gạo nếp: 300 gam

-          Gấc: 1 quả

-          Đậu xanh đã cà vỏ: 100 gam

-          Rượu trắng: 100 ml

-          Đường: 80 gam

Cách làm

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước khoảng 6 – 8 tiếng cho mềm rồi vo lại, để ráo nước.

Bước 2: Đậu xanh ngâm nước 3 – 4 tiếng cho mềm, đem hấp hoặc nấu chín, tán nhuyễn. Đem đậu xào với 40 gam đường.

Bước 3: Gấc bổ làm đôi, dùng thìa nạo lấy ruột rồi đem bóp nhuyễn với rượu trắng cũng để khoảng 8 tiếng. Sau đó nhặt bỏ hạt rồi đem thịt gấc trộn đều với gạo.

Bước 4: Cho gạo đã trộn với gấc vào chõ đem đồ chín. Sau khi xôi chín, dùng đũa xới xôi lên cho tơi và để bay bớt hơi nước. Sau đó, trộn xôi với phần đường còn lại cho đều.

Bước 5: Dùng khuôn nhựa hoặc nhôm để ấn xôi. Bạn cho 1 lớp đậu xanh ở đáy khuôn sau đó cho lớp gạo nếp rồi lại cho lớp đậu xanh, ấn nhẹ rồi lấy xôi ra khỏi khuôn.

2, Chè kho ngon

tet-tron-yeu-thuong-voi-cac-mon-ngon-gia-dinh

Nguyên liệu cần có:

-          Đậu xanh 200gr;

-          Nước cốt dừa: 1 lon;

-          3 lá nếp hoặc lá dứa;

-          Vừng rang vàng, dừa tươi nạo sợi.

Các bước chế biến:

Bước 1: Trước tiên cần vo sạch đậu xanh đã chuẩn bị. Tốt nhất nên ngâm đậu xanh trong nước từ 4 đến 5 tiếng. Sau đó, xả sạch với nước.

Bước 2: Lá nếp cho luôn cùng với đậu xanh và cho lên hấp, tầm nửa tiếng là chín. Nếu có máy nghiền thì cho vào nghiền nát trong trường hợp không có, sử dụng chày cối để làm nát.

Bước 3: Trộn đều đậu xanh với đường và nước cốt dừa. Các cách nấu truyền thống thường không cho nước cốt dừa vì thế món chè kho thường không có vị bùi và béo ngậy của dừa. Do đó, trong cách nấu chè kho ngon và béo ngậy này các bạn nên cho thêm nước cốt dừa để làm tăng hương vị của món ăn.

Bước 4: Bắc hỗn hợp đậu xanh nước cốt dừa lên bếp để nhỏ lửa, đến khi chè đặc lại thì tắt bếp. Chú ý tuyệt đối không để cháy và dính chảo nếu không cách nấu chè kho sẽ mất ngon.

Bước 5: Sau khi hoàn tất công đoạn ở bước 4, lấy khuôn đã chuẩn bị sẵn ấn mạnh và xếp ra đĩa. Để món ăn thêm phần hấp dẫn rắc mè đã rang chín vàng và dừa nạo sợi lên trên.

3, Chè bà cốt

tet-tron-yeu-thuong-voi-cac-mon-ngon-gia-dinh

Nguyên liệu làm chè bà cốt:

-          Nếp cái hoa vàng: 2 lạng

-          Đường nâu

-          3-4 nhánh gừng tươi

-          Nồi có đế dày, thành cao để giữ nhiệt là nấu chè dẻo ngon nhất và cũng tránh cho chè bị trào

-          Xôi vò (ăn kèm, tùy thích).

Cách làm chè bà cốt:

Bước 1: Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu làm CHÈ BÀ CỐT

-          Gạo nếp vo sạch, để ráo

-          Gừng giã nát, cho vào miếng vải mỏng túm lại vắt lấy nước cốt

-          Đun sôi 1800ml nước

Bước 2: Trong lúc chờ nước sôi thì thắng nước đường (làm nước hàng):

-          Bắc nồi hoặc chảo, cho 3-4 muỗng đường vào nấu nhỏ lửa cho đường tan, hơi sẫm màu thì nhấc nồi khỏi bếp, đường sẽ tiếp tục chuyển sang màu cánh gián. Lúc này bạn cho chút nước vào nồi khuấy lên cho tan đều là được. Nhớ nếm thử xem nước hàng có bị khét không, khét thì làm lại nước khác. Nước hàng này cũng có thể dùng kho thịt, kho cá… bạn có thể làm nhiều để giành dùng dần.

Bước 3: Nước sôi rồi thì ta cho đường nâu đã chuẩn bị vào khuấy tan, sau đó cho nước hàng vừa làm vào, nhớ nêm nếm kiểm soát độ ngọt vừa ý.

Bước 4: Trong lúc nước đang sôi ta cho gạo nếp đã ngâm vào, khuấy đều. Nồi chè sôi lại lần nữa, ta dùng đũa khuấy đều rồi vặn nhỏ lửa liu riu để ninh nếp cho nhừ. Trong khi ninh thỉnh thoảng vẫn dùng đũa khuấy nhẹ cho nếp tơi.

Bước 5: Nếp hơi nở, ăn thử thấy chín rồi thì tắt bếp. Để yên vậy, nếp sẽ tiếp tục nở từ từ, lúc này cũng nhớ dùng đũa khuấy nhẹ nồi (không dùng muỗng hay vá khuấy kẻo làm nếp bị nát).

Bước 6: Chờ tới khi nồi hạ nhiệt, còn âm ấm là nếp đã tới. Lúc này ta lại vặn bếp lên (lửa nhỏ) cho nồi nóng lên, nêm nước cốt gừng đã vắt khi nãy vào từ từ cho tới khi cảm thấy vừa khẩu vị là được. Tắt bếp, ăn khi còn âm ấm.