So sánh kem whipping và kem topping khi bắt đầu học làm bánh

Học làm bánh thông thường các bạn học viên đều sử dụng các loại kem trang trí, trong đó phổ biến nhất là kem whipping (whipping cream) hoặc kem topping (topping cream), tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hầu hết đặc điểm và cách dùng của các loại kem tươi.

 

Học làm bánh thông thường các bạn học viên đều sử dụng các loại kem trang trí, trong đó phổ biến nhất là kem whipping (whipping cream) hoặc kem topping (topping cream), tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hầu hết đặc điểm và cách dùng của các loại kem tươi.
 
EZcooking sẽ giới thiệu cho các bạn các kiến thức cơ bản về các loại kem trang trí này nhé:
 
 
• Đầu tiên, cùng tìm hiểu về kem tươi nhé:
 
Có 2 loại dễ gây nhầm lẫn nhất chính là Whipped Cream (kem tươi đã đánh bông, dùng ngay) và  Whipping Cream (kem tươi tự đánh bông để dùng).
 
 
Tại các lớp học làm bánh của các trung tâm dạy làm bánh như EZ, thường sử dụng Whipping bởi giá thành rẻ hơn Whipped Cream, chưa kể đến trong quá trình đánh kem bạn có thể tuỳ thích thêm các nguyên liệu khác theo khẩu vị, Whipped cream đã đánh nếu đánh lại sẽ không giữ được tính xốp, mềm của kem tươi (Trong công thức bánh, 80% thường sử dụng kem whipping).
 
Kem  tươi nói chung thường không có đường do được chiết suất từ sữa bò tươi nguyên chất và chứa chỉ số béo 38 – 40% nên giá thành thường cao hơn so với kem topping.
 
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng kem tươi, các nhà sản xuất nguyên liệu làm bánh sản xuất ra whipping cream và whipped cream.
 
+ Whipping cream được sử dụng trong nhiều loại món tráng miệng như bánh táo, bánh Mousse, pudding, caramen…
 
+ Whipped cream được dùng với sữa lắc, cooktail trái cây, kẹo, cà phê và kem… hoặc dùng trong pha chế đồ uống
 
Những ưu điểm khiến whipping cream được dùng phổ biến khi học làm bánh:
 
+ Whipping cream không chứa đường nên bạn có thể tăng – giảm lượng đường tùy theo khẩu vị của mỗi người. Học viên học làm bánhkhông cần đắn đo khi thêm/giảm đường trong công thức chuẩn ra sao
 
+ Whipping cream được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất nên chất lượng và độ ngon hơn hẳn topping
 
Những hạn chế của whipping cream:  
 
+ Whipping Cream được chiết xuất từ sữa nên nhiệt độ tan chảy nhanh hơn so với Topping Cream. 
 
+ Giá thành whipping cao hơn nên các cửa hàng bán bánh ít sử dụng.
 
Để bảo quản whipping cream, nên để ở ngăn mát tủ lạnh. Sau khi sử dụng xong bạn cần lau sạch miệng hộp (để hết sạch kem bám quanh miệng), đậy kín nắp và bọc trong túi nilong. Thời gian bảo quản được khoảng 5 – 7 ngày hoặc hơn tùy theo nhiệt độ tủ lạnh.
 
Lưu ý trong thời gian bảo quản thi thoảng hãy lôi hộp Whipping cream ra lắc lên vài lần cho kem ko bị đông lại ở đáy nhé!
 
• Tiếp đến chúng ta tìm hiểu về Topping cream (non-dairy topping cream)
 
 
Topping cream là loại kem tươi thực vật ít béo bao gồm các chất chuyển thể từ sữa và hoá chất tạo quánh/đặc và rất thích hợp cho người ăn kiêng.
 
Trong một số loại bánh tráng miệng, các cửa hàng bánh thường dùng topping thay cho whipping ví dụ như bánh Mousse, hoặc có thể trộn 2 loại kem để giảm chi phí.
 
Kem topping có các ưu điểm sau:
 
+ Kem topping được sử dụng chủ yếu để trang trí bánh bởi đứng kem, ít bị chảy hơn so với whipping.
 
+ Giá thành topping không quá cao, hợp lý
 
+ Dễ dàng bảo quản hơn so với các loại kem khác
 
Khi dùng toppng bạn cần lưu ý các đặc điểm sau:
 
Kem Topping có sẵn đường nên cần lưu ý giảm lượng đường trong công thức trong quá trình sử dụng.
 
Để bảo quản kem topping, sau khi dùng xong cần kẹp miệng túi cẩn thận rồi cất vào ngăn đá. Khi dùng thì bỏ ra và để rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh từ 8 – 12h. Thời gian bảo quản được khoảng 3 tháng hoặc hơn, tùy theo nhiệt độ tủ lạnh.
 
Lưu ý: Topping Cream có chứa đường, vì vậy khi dùng Topping Cream không cần thiết cho thêm đường nữa nhé!
 
Sau khi tìm hiểu hai loại kem whipping và topping, chắc chắn bạn đã biết lý do vì sao trong công thức học làm bánh lại sử dụng loại kem đó rồi đúng không nào.