Phân biệt bánh trôi tàu và chè trôi nước
Bánh trôi tàu của miền Bắc và chè trôi nước của miền Nam hình như có khác nhau tí chút. Bánh trôi tàu nhân đậu xanh với đường và thường phải ăn nóng. Chè trôi nước ăn nóng nguội đều được, nhân ngoài đậu xanh ra thì phải trộn thêm ít hành phi, ăn với mè/ vừng rang và nước cốt dừa.
>>> Xu hướng học nấu các món chè
>>> Khám phá ẩm thực chè nóng mùa đông
Bánh trôi tàu – mùa đông Hà Nội
Bánh trôi ở Hà Nội có 2 loại. Vào tháng Ba âm lịch (dịp Tết Hàn thực), người Việt đã quen với món bánh trôi có nhân đường mật mía. Loại bánh này được bày bán nhiều cả trong những ngày thường. Loại thứ hai là bánh trôi tàu - món ăn mà bất cứ ai cũng phải thưởng thức ngay từ khi cơn gió mùa đầu tiên vừa len lỏi vào thành phố.
Vỏ bánh mịn, tưởng như mới chạm vào đầu lưỡi đã tan khẽ. Nếu ăn quá nhanh, thực khách sẽ chẳng thể nào thấy được cái bùi, ngọt của đỗ xanh, vừng đen, của dừa xào mà chỉ thấy một vị hơi chua chua rất khó diễn tả. Xắn một miếng bánh trôi, dùng kèm chút nước đường và lạc rang, ta bỗng thấy vị nóng và vị bánh cùng bốc lên thơm ngây ngất.
Tuyệt vời nhất là khi ăn đến miếng cuối cùng, vị gừng vẫn đọng lại. Cái nóng, cái ngọt của nước đường vẫn còn “dư âm” trong dạ dày, làm xua tan cái lạnh của những chiều tối mùa đông.
Nguyên liệu làm bánh trôi là những thứ đơn giản và vô cùng dễ kiếm: gạo nếp, đỗ xanh, vừng đen, gừng già, đường. Một bát bánh trôi thường có 2 viên, một tròn xoe, một bầu dục, nép mình trong thứ nước sóng sánh thơm phức mùi gừng. Cùng có chung nguyên liệu là dừa tươi, nhưng viên bánh tròn có nhân đậu xanh ở trong, còn viên dài hơn lại được làm từ vừng đen.
Nhiều người cho rằng, điều làm nên sự khác biệt ở mỗi quán hàng chính nhờ vào hương vị của nước đường. Nước được giữ sôi liu riu trên bếp than, không quá đặc, cũng chẳng quá loãng. Khi múc ra, nước đường ngon phải là loại chuyển thành màu vàng mật ong, có thoảng hương cay của gừng.
“Những thứ được cho thêm lên trên lớp bánh như nước cốt dừa, lạc rang, vừng,… cũng đều được tính toán thật kĩ. Nếu được cho với lượng vừa phải, tất cả sẽ cùng hòa quyện với vị nước đường, tạo nên một hương vị vô cùng quyến rũ. Đó cũng là một phần không thể thiếu của món bánh trôi tàu này.”
>>> Xem thêm: Khóa học Nấu ăn gia đình thực hành
Chè trôi nước – chè sôi nước
Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo và rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc. Trẻ em hầu như bé nào cũng thích món chè trôi nước vì món chè này có nhân đậu xanh thơm ngon, lại có nước cốt dừa ngòn ngọt, ăn có vị béo béo thật ngon. Nhân của món trôi nước này được xào với hành tím rất thơm chỉ nêm chút muối "dằn" lại vị ngọt của nước đường nên ăn không hề ngấy.
Để nấu món chè trôi nước ngọt ngào, thoảng hương thơm ngan ngát của gừng già, béo ngậy của nước cốt dừa, không đòi hỏi nhiều công đoạn vất vả, nhọc nhằn, nhưng lại cần sự khéo léo và tinh tế của người làm bếp. Nguyên liệu chính là bột nếp và nhân đậu xanh.
Xem thêm: http://sonchongchay.com.vn/son-chong-chay-1-1-1032457.html
Xem thêm: http://sonchongchay.com.vn/tag/son-chong-chay
Bột được nhồi cho đến khi dẻo và mềm, khi nặn viên trôi nước, lấy một lượng nếp vừa đủ đặt trong lòng bàn tay rồi dàn mỏng ra, bỏ nhân đậu vào giữa, gói tròn lại và vo trong lòng bàn tay sao cho thật tròn trịa.
Khi nấu chè, cho một ít gừng già giã nhỏ và ít muối cho món chè ngọt thanh, ngát hương thơm và ấm nóng. Vị béo và ngọt bùi hòa hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của vừng phía trên.