Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất vào giờ nào?

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời, trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm qua để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Bởi vậy, dù có bận rộn thế nào, các gia đình đều dành thời gian làm lễ cúng ông Công ông Táo một cách cẩn thận nhất với mong muốn gia đình gặp nhiều bình an.

Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất vào giờ nào?

Cúng ông Công, ông Táo vào ngày giờ nào tốt nhất là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Lễ cúng ông Công ông Táo giờ nào tốt nhất

Theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng nên tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ), đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời. Tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công, ông Táo.

Khi cúng ông Công ông Táo, chỉ cần thấy hương cháy đến 2/3 là các gia đình có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh, tiễn ông Táo về trời.

Về lễ vật bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà) vì sự tích Táo quân gắn liền với huyền tích "hai ông một bà".

Để ông Công ông Táo có phương tiện về chầu trời, người ta hay cúng 3 con cá chép còn sống, sau đó sẽ phóng sinh ra ao, hồ hay sông suối. Lý do chọn cá chép là bởi loài cá này gắn liền với quan niệm "cá chép vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" nên có khả năng đưa các Táo lên trời.

Lễ cúng ông Công ông Táo giờ nào tốt nhất

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng đối với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. Trong đó, các gia đình có thể làm cỗ chay hoặc cúng lễ mặn. Tùy theo phong tục và tập quán mà mỗi nơi có một sự chuẩn bị mâm cỗ khác nhau.

Tham gia một khoá học nấu ăn để tự tay làm một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thật chú đáo để cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Cũng tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, nhưng một mâm cỗ tuy đơn giản nhưng nếu biết cách trình bày bạn sẽ làm nên một mâm cỗ thật sang trọng. 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Bạn biết nấu ăn những không biết làm mâm cỗ cúng, hay bạn không biết cách trang trí mâm cỗ như  thế nào thì hãy yên tâm đến với EZCOOKING với các giảng viên là các đầu bếp chuyên nghiệp sẽ giúp bạn về nhưng vấn đề khó khăn trong việc làm mâm cỗ cúng mà bạn gặp phải. 

Tham khảo ngay khoá học http://hocnauanonline.vn/ của Ezcooking để biết cách nấu những món ăn làm nên mâm cỗ cúng vào ngày 23 tháng Chạp hay mâm cỗ cho ngày Tết đầu năm.

----------------------------------------------------------
 Trụ sở: tầng 5 - 142 Lê Duẩn, Hà Nội
 Hotline: 091.556.5858 - 094.868.5732
 Website: http://daynauan.vn/

Đăng bởi: Ezcooking