Công dụng tuyệt vời của sả - gia vị quen thuộc hàng ngày
Sả được sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á, được các đầu bếp chuyên nghiệp rất ưu ái sử dụng trong nhiều món ăn và trang trí. Tuy nhiên vai trò của cây sả không chỉ là gia vị mà trong y học cổ truyền, công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ.
Có mùi thơm đặc trưng, hương vị giống như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Vừa là thảo dược cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ. Đặc biệt, cây sả có tác dụng xua muỗi, ruồi khi trồng trong vườn.
>>> Học nấu ăn gia đình thực hành – học cách sử dụng gia vị
>>> Dạy nấu ăn, mẹo hay khi vào bếp
>>> Thông tin cần biết khi học nấu ăn
Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh - hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Giúp tiêu hóa tốt
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày.
Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.
Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.
Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.
Giải độc
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
Giải cảm
Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) ... đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.
Trị nhức đầu
Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông.
Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).
Giảm cân
Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Làm đẹp
Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da của chị em. Tinh dầu trong sả còn giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định đồng thời cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Giống như một vài loại thảo dược khác, sả cũng chứa tinh dầu. Tinh dầu sả chứa chủ yếu 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Trong đó phải kể đến tính năng của citral. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là một hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.