Các vị trí cấp bậc trong nhà bếp được phân chia như thế nào?
Là một khách sạn, nhà hàng muốn nổi tiếng ngoài những dịch vụ thiết yếu ra thì cần phải có những đầu bếp tài năng. Họ chính là linh hồn là trái tim của nhà hàng. Một nhà hàng muốn nổi tiếng, được nhiều người biết đến thì cần có những đầu bếp giỏi, những nhân viên bếp xuất sắc để người sáng tạo ra những món ăn không chỉ ngon mà còn có "linh hồn", "sắc đẹp" gây nhớ cho khách hàng khi đã đặt chân đến đây.
Vậy bạn có bao giờ tò mò, trong gian bếp của các nhà hàng khách sạn, ngoài bếp trưởng ra thì còn những vị trí nào trong bếp nữa không? hãy cùng daynauan.vn tìm hiểu các vị trí cấp bậc trong gian bếp để chúng ta có một cái nhìn tổng quan về nghề bếp.
Để có thể phục vụ bạn những món ăn tuyệt hảo trong thời gian ngắn nhất phải kể đến sự nỗ lực của rất nhiều bộ phận với nhiệm vụ riêng biệt, tạo thành một mắt xích không thể cắt rời trong không gian bếp.
Mỗi thành viên trong gian bếp có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả đều vì mục tiêu đảm bảo chất lượng món ăn và sự hài lòng của khách hàng. Từ phụ bếp đến tổng bếp, ai cũng phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tất cả phải là một tập thể thống nhất để tạo ra những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn ngon cả mắt.
Vai trò, tầm quan trọng của từng vị trí trong gian bếp nhà hàng nhé!
1. Phụ bếp (Commis)
Thường là những đầu bếp trẻ yêu thích nghề và không ngại cọ xát từ những bước đầu tiên trên con đường sự nghiệp học nghề bếp trưởng. Một ngày làm việc của các phụ bếp thường không có ngày nào giống ngày nào, bởi họ có rất nhiều điều phải học hỏi và trau dồi.
Họ bắt đầu với những công việc đơn giản trong căn bếp như:xử lí các đơn hàng nhập kho; chuẩn bị các nguyên liệu cho ngày làm việc; sắp xếp theo món, lên danh sách món còn thiếu để nhập hàng kịp thời. Dọn dẹp khu vực được giao nhiệm vụ, sơ chế nguyên liệu cho các đầu bếp cấp cao hơn; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh; hỗ trợ đầu bếp sơ chế món ăn như gọt khoai tây, cắt xà lách,…
Nếu bạn đang có suy nghĩ, định hướng tìm việc nhà hàng trong tương lại thì hãy cố gắng tìm hiểu trước về tiêu chí tuyển dụng của các Nhà Hàng Khách Sạn hoặc bạn có thể tham gia một khóa đào tạo tại một trung tâm đào tạo nghề bếp uy tín. Vì đó là những cơ sở để bạn tiếp tục cố gắng.
Trong một căn bếp công nghiệp tại Nhà hàng – Khách sạn danh tiếng có thể có trên 10 phụ bếp. Vị trí này thôn thường không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm, kỹ năng, bạn sẽ phải tự mình trao dồi thêm trong quá trình làm việc. Mức lương cho một phụ bếp khá thấp so với các vị trí còn lại. Vì vậy để có một tương lai phát triển hơn bạn cần phải kiên trì học tập và cố gắng rất nhiều.
2. Đầu bếp (Station chef hay Chef de partie)
Để trở thành một đầu bếp thì một phụ bếp cần làm việc, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng trong 1 – 2 năm, thì sẽ có cơ hội để trở thành một đầu bếp. Đầu bếp là người được phụ trách một bếp nhỏ trong các khu bếp như: phụ trách riêng về bếp món nước, bếp món rang, bếp món cá hoặc bếp bánh ngọt. Bạn sẽ làm những món chuyên dành cho khu vực của mình để phục vụ khách hàng. Đây sẽ là vị trí sx có một mức lương khá ổn định.
Là vị trí rất vất vả, phải nấu nhiều món ăn nhất trong khu vực bếp của mình, nhưng đó sẽ lại là cơ hội học hỏi vô cùng tốt cho bất cứ một đầu bếp nào muốn nâng cao tay nghề chuyên môn. Ở khu vực này sẽ có từ 4 đầu bếp trở lên trong một căn bếp 5 sao.
3. Bếp phó (Sous-chef hay Sous-Chef de Cuisine)
Bếp phó là gì? Bếp phó được ví như là trợ lý của Bếp trưởng và là người có khả năng tiên lượng khối lượng công việc hàng ngày trong bếp như Bếp trưởng điều hành và Bếp trưởng nhà hàng. Bởi khi những người này vắng mặt, bếp phó cũng có thể thay họ điều phối công việc sao cho hợp lí.
Công việc của một bếp phó chính là quản lý xếp lịch làm việc cho nhân viên trong bếp, theo dõi hàng tồn kho nhà bếp, tổ chức và đào tạo nhân viên mới,… Ngoài ra,giao việc cho đầu bếp cấp dưới, lên kế hoạch và hướng dẫn chuẩn bị thực phẩm trong bếp, hỗ trợ bếp trưởng, quản lí nhân viên và cũng sẽ hỗ trợ đứng bếp khi đầu bếp cũng như chịu mọi trách nhiệm lúc Bếp trưởng vắng mặt.
Để có thể đạt được vị trí này, thì một người đầu bếp phải tốn từ 5 năm trở lên hoặc do có được sự cố gắng vượt bậc trong công việc của mình để đạt được bước tiến này.
4/ Bếp trưởng (Executive Chef hay Chef de cuisine)
Đây là vị trí cao nhất mà rất nhiều đầu bếp hướng đến và mong muốn đạt được. Người ở vị trí này nhận được kính trọng từ đồng nghiệp, nhân viên. Họ có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc quyết định menu để đem tới doanh thu tốt cho Nhà hàng; quản lý toàn bộ căn bếp, đặt hàng nguyên liệu, thiết kế trang trí món ăn,...
Họ phải trải qua nhiều năm kinh nghiệm khổ ải để có được vị trí này, nên mọi quyết định họ đưa ra đều góp phần định vị phong cách cho từng món ăn của đơn vị. Một người đầu bếp thường mất từ 8 – 10 năm để lên được vị trí này. Đọc tới đây thì bạn đã hiểu được bếp trưởng là gì chưa? Học nghề bếp trưởng có khó không?
Trên đây là những vị trí quan trọng và không thể thiếu trong một không gian phòng bếp của một nhà hàng hay khách sạn cao cấp
Tuy nhiên ở một số nhà hàng còn có những vị trí khác được thêm vào để cho bộ máy vận hành trơn tru hơn như: trợ lý bếp, trưởng nhóm, bếp trường điều hành...Hy vọng thông tin daynauan.vn vừa cung cấp sẽ cho bạn những cái nhìn tổng quan hơn về các đầu bếp tại và vai trò của họ trong những khách sạn, nhà hàng.
Các bạn có nhu cầu học nghề đầu bếp Trung tâm đào tạo nghề bếp chuyên nghiệp EZcooking tự tin mang đến cho bạn những kiến thức, kỹ năng nghề đầu bếp cho mỗi học viên thông qua chương trình giảng dạy tiêu chuẩn. Với đội ngũ giáo viên và quy trình đào tạo nghề đầu bếp chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đầy đủ. Bạn muốn học nghề đầu bếp, hay cao hơn nữa là học nghề bếp trưởng...hãy tham gia với chúng tôi, đến đây các em sẽ được hướng dẫn cũng như định hướng phát triển trong sự nghiệp tương lai trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hãy gọi hotline: 0915.565.858 – 0948.685.732 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn nữa bạn nhé.
Ngoài ra các bạn có thể truy cập website để được nhận thêm những thông tin bổ ích: https://daynauan.vn