Bật mí lộ trình thăng tiến trong nghề đầu bếp bánh
Nghề làm bánh là nghề “hot” có cơ hội nghề nghiệp rộng mở với mức thu nhập cao có tiềm năng nhất hiện nay. Không đơn giản chỉ là tự tay tạo nên những món bánh xinh xắn thơm ngon, an toàn để thưởng thức và kinh doanh. Nghề làm bánh còn có 6 vị trí nghề nghiệp khác nhau trong các Nhà hàng – Khách sạn lớn, các tiệm bánh nổi tiếng. Đi từ thấp đến cao theo các chức vụ gồm có: Phụ Bếp Bánh - Đầu bếp bánh - Tổ trưởng bếp bánh - Giám sát bếp bánh - Quản lý bếp bánh - Chuyên gia bếp bánh.
Mỗi vị trí trong ngành Bếp Bánh sẽ có yêu cầu công việc và mức lương khác nhau tùy theo quy mô nơi bạn làm việc.
1.Phụ Bếp Bánh
Phụ bếp bánh là người phụ tá chính của các Bếp Trưởng hoặc Đầu Bếp. Họ có trách nhiệm chính là chuẩn bị nguyên vật liệu làm bánh, hỗ trợ các đầu bếp trong quá trình làm bánh và dọn dẹp khu vực bếp. Phụ Bếp sau một thời gian làm việc tốt sẽ có cơ hội được lên làm
>>> Đăng ký: Lớp học làm bánh ngọt chuyên nghiệp
Đầu Bếp hoặc Tổ Trưởng. Mức lương cơ bản của một Phụ Bếp Bánh sau thời gian thử việc hiện nay dao động từ 4- 5 triệu/ tháng.
2. Đầu Bếp Bánh
Công việc của Đầu Bếp Bánh là tạo ra các loại bánh mì, bánh ngọt, bánh tráng miệng theo nhu cầu trong ngày tại nơi làm việc. Ngoài rahọ còn là người trực tiếp chỉ đạo, phân công công việc cho Phụ Bếp và các nhân viên mới. Theo khảo sát mới nhất trên các trang tìm việc uy tín của Việt Nam thì mức thu nhập trung bình cho vị trí này là từ 4 – 6 triệu đồng/tháng ở các tiệm bánh vừa và nhỏ. Tại các Nhà Hàng Khách Sạn 5 sao và chuỗi tiệm bánh nổi tiếng, mức thu nhập ở vị trí này có thể lên đến 6 - 8 triệu/tháng.
3. Tổ Trưởng Bếp Bánh
Tổ Trưởng Bếp Bánh là người hỗ trợ Bếp Trưởng trong việc quản lý và quán xuyến tất cả các công việc từ chuẩn bị nguyên vật liệu, làm bánh, nướng bánh, trang trí cho kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, các loại vật tư, phát triển các công thức làm bánh và thực đơn của bếp bánh,….Mức lương của một Tổ Trưởng Bếp Bánh có thể lên đến 7 - 9 triệu đồng/tháng chưa kể các khoản thưởng riêng, tiền tip, thưởng theo doanh số.Tổ Trưởng Bếp Bánh là người hỗ trợ Bếp Trưởng trong việc quản lý và quán xuyến tất cả các công việc từ chuẩn bị nguyên vật liệu, làm bánh, nướng bánh, trang trí cho kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, các loại vật tư, phát triển các công thức làm bánh và thực đơn của bếp bánh,….Mức lương của một Tổ Trưởng Bếp Bánh có thể lên đến 7 - 9 triệu đồng/tháng chưa kể các khoản thưởng riêng, tiền tip, thưởng theo doanh số.
4. Giám Sát Bếp Bánh
8 – 10 triệu đồng là mức lương hấp dẫn thu hút nhiều ứng viên hướng tới vị trí Giám Sát Bếp Bánh. Không chỉ đảm nhiệm khâu kiểm định số lượng và chất lượng sản phẩm trước khi đến khách hàng. Một Giám Sát Bếp Bánh còn có vai trò phát triển thực đơn, các món bánh mới cũng như quản lý thiết bị, giám sát và đảm bảo nhân viên thực hiện hiệu quả công việc. Khi vươn tới vị trí này, cơ hội trở thành Quản Lý Bếp Bánh hay Chuyên Gia Bếp Bánh sau vài năm là rất cao.
>>> Đăng ký: Lớp học làm bánh ngọt cơ bản
5. Quản Lý Bếp Bánh
Quản Lý Bếp Bánh là vị trí nghề nghiệp đáng mơ ước của nhiều người trong ngành bánh bởi mức lương trung bình trên 10 triệu đồng/ tháng. Quản Lý Bếp Bánh có thể làm việc đa dạng tại nhiều nhà hàng khách sạn quốc tế. Công việc chính của họ là chịu trách nhiệm liên hệ với nhà cung cấp, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và đảm bảo những món bánh luôn đạt chất lượng cao. Đối với những món chính có yêu cầu kỹ thuật cao, họ còn là người trực tiếp chế biến hoặc kết hợp thực hiện với các Đầu Bếp khác.
6. Chuyên Gia Bếp Bánh
Mức lương trung bình trên 20 triệu/tháng của một Chuyên Gia Bếp Bánh là một nấc thang đáng mơ ước của bất kì ai đam mê và theođuổi nghề làm bánh. Chuyên Gia Bếp Bánh phải chịu trách nhiệm liên hệ với nhà cung cấp nguyên liệu, kiểm tra chất lượng đầu vào, lên thực đơn các món bánh trong ngày, đôi khi họ cũng phải trực tiếp chế biến một số loại bánh. Ngoài ra họ còn có vai trò quản lý, chịu trách nhiệm các hoạt động trong bếp, giám sát hoạt động của toàn bộ nhân sự trong bếp. Đặc biệt, mỗi Chuyên Gia Bếp Bánh còn có những khoản thu nhập khác như tham gia giảng dạy tại các trung tâm dạy ẩm thực, mở lớp tại nhà hoặc tự mở tiệm kinh doanh hiệu bánh của riêng họ. Tất cả các khoản này nếu cộng lại thì thu nhập của vị trí này quả là một con số đáng để mơ ước.
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong ngành, bạn còn có thể trau dồi tay nghề, đầu tư mở tiệm bánh mì, bánh ngọt, bánh Âu, bánh kem,…hay kinh doanh bánh online, kết hợp mở quán café – tiệm bánh để thỏa sức sáng tạo và tự mình kinh doanh.Hy vọng đôi nét tổng quan về nghề làm bánh sẽ giúp các bạn định hướng được đam mê, có mục tiêu rõ ràng để chinh phục nghề nghiệp yêu thích của mình trong tương lai.