Bạn là ai trên con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp?
Những người trước kia chịu hy sinh niềm vui của bản thân mình, hy sinh từng miếng ăn, giấc ngủ thậm chí cả gia đình của họ trước đây họ được coi là những vị Thánh, còn ngày nay họ được gọi với một cái tên rất gần gũi “người đầu bếp”.
Từ trước đến nay, rất nhiều người Việt Nam lầm tưởng người đầu bếp đơn thuần chỉ là người làm công việc bếp núc đơn giản nhưng sự thực thì…. Không phải như thế.
Hình ảnh “Quanh năm xoong chảo đen sì” hình dung về nghề đầu bếp xưa nay đã không còn nữa, đầu bếp ngày nay đã trở thành một nghề không hề thua kém những nghề danh giá khác bởi nếu bạn thực sự bước chân vào khu bếp của những khách sạn và nhà hàng lớn, bạn sẽ thấy đó không khác gì nhà máy sản xuất thu nhỏ với sự phân công công việc và phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong đó.
Làm nghề bếp không khác gì một nhà máy sản xuất
Tìm hiểu về cơ cấu phân công công việc trong khu bếp, bạn sẽ hiểu rằng làm trong khu bếp nó chính xác là một xưởng sản xuất bởi một đĩa thức ăn được đem đến cho khách hàng nó không của riêng ai. Trong bếp, không có ai là ngôi sao cả!
Bạn là chính bạn, làm đầu bếp phải có cái tôi, cái bản ngã của riêng mình để mỗi món ăn bạn làm ra đều tạo dấu ấn của người làm ra nó, nhưng cái tôi đó phải được cộng hưởng, đồng lòng cùng với tất cả những người làm việc trong bếp dù là nhỏ nhất mới tạo nên được một món ăn tinh tế, hoàn hảo.
Rất nhiều bạn trẻ đã “sốc” khi tiếp xúc với môi trường làm bếp chuyên nghiệp bởi sự vất vả, sức ép, tiếng ồn, mùi khói… và phải hy sinh phần lớn cuộc sống của riêng mình bởi nghề bếp phải “dậy khi mọi người chưa tỉnh giấc và về nhà khi mọi người đã đi ngủ”. Và trong một căn bếp, sự phân công và tổ chức công việc phân chia cấp bậc rõ ràng từ tổng bếp trưởng cho đến phụ bếp. Cùng tìm hiểu về cơ cấu tổ chức trong một căn bếp chuyên nghiệp gồm các vị trí như sau:
1 - Executive Chef – Tổng bếp trưởng: người nắm giữ vị trí này có quyền hành tối cao mà ai cũng phải kính trọng và nể phục vì khả năng tổ chức, phân công công việc và tạo mọi điều kiện để mọi nhân viên dưới quyền của mình phối hợp làm việc với nhau tốt nhất.
2 - Chef de Cuisine – Bếp trưởng bộ phận: vị trí bếp trưởng bộ phận xuất hiện ở nhà hàng lớn, có phân chia các loại nhóm đồ ăn. Vị trí này chỉ sau tổng bếp trưởng và là trái tim của căn bếp bởi họ là người chăm chỉ nhất trong những người chăm chỉ và hy sinh nhiều hơn cả cho chính khu vực bếp của mình.
3 - Sous Chef – Bếp phó: đây thực sự là cánh tay phải của bếp trưởng, người giữ vị trí này phải chịu áp lực đồng thời từ 2 phía là bếp trưởng và nhân viên bếp phía dưới. Bếp phó thường nấu ở các vị trí quan trọng và không có vị trí nào trong căn bếp mà bếp phó không thể đảm đương.
4 - Chef De Partie – Bếp chính hoặc tổ trưởng của một tổ nấu ăn, đứng sau bếp phó .Vị trí này vô cùng quan trọng vì phải quán xuyến tất cả công việc từ chuẩn bị đồ , nấu sốt, rồi ra đồ. Đứng ở vị trí này cần phải có kỹ năng rất tốt về nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức khu vực làm việc .
5 - Demi Chef de Partie – Tổ phó tổ bếp , sẽ thay cho bếp chính khi đi vắng. Cũng giống như bếp chính, vị trí này đòi hỏi sự cẩn thận, tit mỉ và hiểu biết sâu rộng về các loại thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý và phối hợp với các nhân viên bếp ở dưới.
6 - Commis – phụ bếp đây là vị trí vất vả nhất trong bếp. Nhưng để leo tới những cấp bậc cao hơn, phụ bếp phải lao động hết mình, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn, từ đó từng bước đi lên các vị trí quan trọng hơn.
Bạn đã tìm được vị trí của mình trên con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp?
Khi đặt mục tiêu phải trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, hãy nhớ rằng bất kỳ một bếp trưởng nổi tiếng nào trên thế giới cũng đều đi lên từ những vị trí nhỏ nhất trong bếp. Và để thực sự trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách và con đường đó..không bao giờ dành cho kẻ lười biếng cả.
EZcooking hiểu rằng, không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà mình phải dẫm lên gai hồng để bước đi. Những hành trang, kiến thức mà khóa học đầu bếp chuyên nghiệp đem lại cho bạn sẽ giúp bạn định hình, tìm ra cái hướng nghề bếp mà bạn theo đuổi, từ đó nuôi dưỡng và thổi niềm đam mê vào trái tim trẻ tuổi đầy nhiệt huyết của những người đầu bếp tương lai.