10 câu hỏi phỏng vấn nghề đầu Bếp thường gặp (P1)

Chiều ngày hôm qua (16/10/2015) đã diễn ra buổi phỏng vấn tuyển đầu bếp của Nhà hàng Nhật YM Tribe tại Trung tâm dạy nấu ăn EZcooking, một số bạn học viên lớp nghề đầu bếp chuyên nghiệp đã rất tự tin tham gia buổi phỏng vấn tuy nhiên vẫn còn có những sai sót trong quá trình phỏng vấn.

Đại diện nhà hàng Nhật YM Tribe đang phỏng vấn học viên lớp đầu bếp chuyên nghiệp

Đại diện nhà hàng Nhật YM Tribe đang phỏng vấn học viên lớp đầu bếp chuyên nghiệp

EZcooking xin chia sẻ với các bạn 10 câu hỏi thường được đề cập đến trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng nghề đầu bếp nhé. Những câu hỏi dưới đây có thể rất quen thuộc nhưng nếu không trả lời khéo léo, có thể bạn vẫn sẽ bị loại ngay từ vòng đầu tiên.

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn

Không chỉ riêng các cuộc phỏng vấn tuyển dụng nghề đầu bếp mà bất kỳ cuộc tuyển dụng nào bạn cũng sẽ được hỏi câu hỏi này. Nhà tuyển dụng mong muốn được nghe những nét chính về con người của bạn nhưng phải phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển (về bằng cấp, kinh nghiệm, thành tích…).

phong-van-nghe-dau-bep-3

Bạn ứng tuyển vào vị trí phụ bếp của nhà hàng Nhật thì bạn có thể nói sơ qua về các kỹ năng bếp bạn học được qua khóa đào tạo nghề đầu bếp chuyên nghiệp như cách sử dụng dao chuyên nghiệp, kỹ năng về bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, cách bố trí nhà bếp chuyên nghiệp, biết cách sơ chế nguyên liệu và sử dụng gia vị đúng cách cũng như các phương pháp chế biến phù hợp với các món ăn nhà hàng Nhật YM Tribe yêu cầu. Ngoài ra, bạn có thể kể tên một số món ăn tiêu biểu trong quá trình học tập tại trung tâm dạy nấu ăn EZcooking có thể áp dụng tại nhà hàng như các món Salad, súp…

Không nên kể những kỹ năng không liên quan như “Tôi vừa hoàn thành khóa học làm bánh chuyên nghiệp với thành tích xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí đầu bếp của nhà hàng Nhật Bản.

Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc tại khách sạn/nhà hàng/quán ăn của chúng tôi?

phong-van-nghe-dau-bep-4

Để trả lời câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu về nơi làm việc bạn ứng tuyển hay chưa, bạn có thể trả lời rằng trong quá trình theo học khóa đầu bếp chuyên nghiệp, giáo viên tại trung tâm dạy nấu ăn EZcooking đã giới thiệu cho bạn những kiến thức và kỹ năng để bạn có thể xin việc sau khi ra trường trong đó bạn đặc biệt thích thú với các món ăn Nhật Bản, với những kỹ năng đã học được và niềm đam mê ẩm thực Nhật Bản, bạn muốn có cơ hội được làm việc tại những nhà hàng Nhật Bản lớn và sang trọng để nghiên cứu sâu hơn về ẩm thực xứ sở hoa Anh Đào. Chắc chắn khi bạn chia sẻ thật tâm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ ưu ái bạn hơn các ứng viên khác.

Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Câu hỏi khó nhưng không khó này chính là cơ hội tốt để các bạn học viên nắm bắt cơ hội việc làm, hãy chuẩn bị 3 điểm mạnh để tự PR cho mình nhưng phải “đúng người” “đúng việc” với yêu cầu tuyển dụng.

phong-van-nghe-dau-bep-1

Chẳng hạn nếu bạn ứng tuyển vào vị trí phụ bếp món Âu, bạn có thể trình bày như sau: “Với 2 năm kinh nghiệm làm việc trong nhà hàng chuyên món âu X và đã giúp nhà hàng này tăng doanh thu 30%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên của nhà hàng”.

Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?

Câu hỏi nhạy cảm này còn tùy thuộc vào người tuyển dụng bởi đôi khi đây chỉ là một câu hỏi nhỏ để xem bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn được nhận và sau đó nghỉ việc. Đôi khi bạn nói một vài điểm tiêu cực tại nơi làm việc cũ nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là con người thẳng thắn, dám nghĩ dám làm nhưng cách tốt nhất bạn nên đề cập đến những điểm tiêu cực và cách đánh giá theo khía cạnh tích cực mà bạn đã làm hoặc đơn giản chỉ cần trả lời với ý nghĩa tích cực “muốn chinh phục môi trường mới”.

hoc-lam-dau-bep-banh

Một số bạn thường rất ngại hoặc gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi công việc. Nghề đầu bếp là ngành nghề có đặc thù rất riêng, một người đầu bếp chuyên món Á nếu muốn chuyển sang chuyên các món Âu cần một khoảng thời gian dài để học nấu ăn lại từ đầu, thông thường khi làm lâu và đã quen với công việc nào, người đầu bếp thường muốn tìm hiểu chuyên sâu các kiến thức về lĩnh vực đó, nhưng nếu bạn đột nhiên muốn thử sức với bếp Âu, bạn hoàn toàn có thể trả lời rằng “muốn chinh phục ẩm thực thế giới” hoặc muốn trở thành “tổng bếp trưởng tại khách sạn quốc tế đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về món Âu lẫn món Á..”.

Câu hỏi 5: Điểm yếu của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng không hề có ý muốn “bắt thóp” bạn mà đơn giản chỉ muốn xem cách bạn khắc phục điểm yếu của bản thân như thế nào, như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân. Bạn có thể trả lời rằng điểm yếu của bạn nằm ở kỹ năng xóc chảo khi chưa biết cách điều chỉnh độ nóng của lò, bạn đừng giấu giếm điểm yếu của mình mà hãy chỉ ra những cách thức cải thiện đó của bản thân bằng cách dành thời gian hàng giờ liền chỉ để luyện tập kỹ năng xóc chảo cho các món ăn khác nhau.

Đừng giấu giếm điểm yếu của mình, hãy chỉ ra được những cách thức để bạn cải thiện nó.

Các bạn học viên lớp nghề đầu bếp chuyên nghiệp theo dõi tiếp bài viết: “10 câu hỏi phỏng vấn nghề đầu Bếp thường gặp (P2)”