• Trang chủ
  • Tin tức
  • CÁCH PHA 4 LOẠI NƯỚC CHẤM NGON " THẦN THÁNH" BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

CÁCH PHA 4 LOẠI NƯỚC CHẤM NGON " THẦN THÁNH" BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Nước chấm có thể xem là linh hồn làm nên vị ngon hoàn hảo cho mỗi món ăn. Trong hầu hết các món Việt, từ món cuốn, món nem, đến các món bún… luôn luôn có một chén nước chấm được pha chế theo một công thức rất đặc trưng.

Nếu món ăn Tây tự hào vì các loại nước sốt, món nào phải đúng sốt đó, thì người Việt cũng không kém phần cầu kì, tinh tế trong chén nước chấm. Trong các loại nước chấm thì nước mắm là thứ nước chấm chủ đạo của món ăn Việt. Nếu kể tới những thứ nước chấm khác nữa thì danh sách chắc chắn phải dài không thua sốt Tây.

1. Nước mắm tỏi ớt
Trước tiên phải có nước mắm ngon thì món nước chấm của bạn mới tròn vị. Nước mắm ngon, khi mở nút chai ra, có mùi thơm dịu, ngọt. Khi lấy một chiếc đũa sạch nếm thử nếu thấy ngay lập tức có vị mặn, loại nước mắm đó độ đạm kém. Ngay lập tức thấy vị chát ở đầu lưỡi, chắc chắn nước mắm đó có sử dụng phụ gia không tốt.

cach-pha-nuoc-mam-ngon



Nguyên liệu:

- 1 trái ớt (to khoảng một ngón tay)

- 3 - 4 tép tỏi

- 2 - 3 muỗng cà phê đường

- 1/2 trái chanh

- Nước mắm ngon
 
Cách pha:

- Tất cả thành phần giã nhuyễn đến khi thấy chúng quyện với nhau thành một hỗn hợp dẻo là được.

- Vắt nửa trái chanh vào, dùng chày quậy đều hỗn hợp ớt, tỏi, chanh, đường lại với nhau.

- Cho nước mắm vào đến khi nào nếm thấy được. (Thường với lượng như vậy sẽ làm được khoảng hơn nửa chén nước mắm chấm)

- Muốn bát nước chấm có một màu đỏ đẹp mắt và tỏi ớt nổi, điều quan trọng là bạn phải chọn trái ớt vừa chín tới. Khi làm nước mắm thì phải băm ớt tỏi chứ không giã. Sau khi pha nước mắm với đường, chanh hoặc dấm tùy theo món ăn có vị chua ngọt hoặc tùy khẩu vị của gia đình, rồi mới cho tỏi, ớt đã băm vào.

2. Mắm nêm


Dứa chín vắt lấy nước cốt, để riêng. Đặt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng cho ớt vào đảo đều, cho thêm nước cốt dừa và mắm nêm.

Khi mắm sôi cho bột ngọt vào, khi nếm vừa ăn, để mắm sôi lên lại thì tắt bếp. Để nguội. Trước khi ăn mới cho thêm tỏi ớt băm vào.

 3. Mắm tôm chanh ớt

cach-pha-mam-tom-ngon

 
Khi pha nước mắm tôm chanh ớt bạn nên chọn loại mắm tôm xanh, mịn, có mùi thơm đặc trưng. Cho đường, nước chanh vào đánh kĩ với mắm tôm tới khi nổi bọt sau đó cho ớt tươi (thái khoanh) vào trộn đều, nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi (nên cho bằng cách đun cả nước và mắm tôm sôi đều sẽ bảo đảm vệ sinh hơn).

4. Nước mắm gừng

cach-pha-mam-gung-ngon

 

Nguyên liệu:

- Nước mắm ngon: 3 thìa cà phê
- Đường trắng: 1 thìa cà phê

- Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ, rửa sạch thái lát mỏng rồi thái nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Nếu bạn giã gừng thì nên vắt qua một lượt nước gừng vì nếu cho trực tiếp vào thì nó sẽ có vị cay đắng khó ăn.

- 2 tép tỏi, giã hoặc băm nhuyễn

- Ớt tươi: 1 quả, thái lát hoặc băm nhỏ

- Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê

- Bột ngọt: 1/4 thìa cà phê

- Nước sôi để nguội: 2 thìa cà phê

Cách làm:

- Cho nước sôi để nguội vào bát con, cho đường, mì chính vào đánh tan.

- Cho tỏi và gừng đã giã nhỏ vào, sau đó cho nước mắm vào. (Bạn nên cho tỏi và gừng vào nước sôi để nguội trước như thế tỏi và gừng nổi lên trên trông ngon mắt hơn)

- Cho chanh vào đánh đều cho hòa lẫn cùng nước mắm, sau đó cho ớt tươi vào. Bạn đã có một bát nước mắm gừng đẹp mắt và rất vừa miệng.